Giới thiệu

Rượu đất

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhiều loại rượu ra đời, phát triển theo cách riêng của nó. Nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được chất riêng của rượu Truyền Thống trong từng hương vị và cả các thưởng thức. Với mục tiêu giữ được hương vị nguyên bản và tinh hoa của cha ông, kết hợp với một số công nghệ cao và bí quyết trong phương pháp chưng cất có từ những năm 1990. Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng quy trình tạo nên chất riêng mang tên RƯỢU ĐẤT

Xem quy trình

Quy trình & phương pháp

Chưng cất RƯỢU ĐẤT

Bước 1: Quy trình lựa chọn nguyên liệu

- Nếp cái hoa vàng: Lựa chọn từ những hạt gạo nếp tròn, dẻo, có mùi thơm đặc trưng, không bị lại gạo

- Men rượu: Được chế từ nhiều loại thảo dược theo tỷ lệ và công thức riêng là bí quyết riêng của gia đình (Men thuốc bắc)

- Nước: Sử dụng nguồn nước được lấy trực tiếp dưới dòng tại địa phương tạo ra chất và vị riêng cho rượu. Chất lượng nước tại tiêu chuẩn QCVN01-1:2018/BYT

Bước 2: Quy trình chưng cất rượu bằng phương pháp truyền thống

- Nguyên liệu gạo nếp được nấu chín, sau đó tãi đều để nguội

- Men rượu được gĩa nhỏ sao cho thật mịn và đều, sau đó rắc đều lên cơm nếp khi cơm đã đủ ẩm.

- Sau đó hai thành phần chính là cơm nếp và men rượu được trộn đều được ủ vào thùng sau thời gian 07 đến 14 ngày (Tùy theo thời tiết)rồi cho thành phần nước vào để men chuyển hóa tinh bột thành rượu

- Chưng cất rượu: Đây là quy trình quan trọng nhất vì nó quyết đến chất lượng (độ, hương vị…) của rượu. Sau thời gian ủ chín, hỗn hợp Cơm nếp, Men, Nước được cho vào nồi:

+ Cấu tạo nồi chưng cất: Là loại nồi Đồng đỏ nguyên chất được phủ Inox bên ngoài, được cha ông sử dụng hàng trăm năm vì giữ được chất lượng tuyệt đối cho rượu, an toàn và có vị ngon độc đáo, khác với những nồi chưng cất công nghiệp.

+ Sau khi cho hỗn hợp vào nồi. Hỗn hợp đun sôi bằng củi (khi đun luôn phải giữ nhiệt độ đều) hơi nước đun sôi được ngưng tụ và chảy ra theo ống dẫn gọi là rượu (nước cất) với hàm lượng ethanol < 350Vol. Vì với phương pháp chưng cất truyền thống nếu hàm lượng Ethanol> 350Vol chất lượng rượu dễ bị có vị chua.

Bước 3: Quy trình xử lý các thành phần không tốt trong rượu và hạ thổ

- Rượu sau khi được chưng cất các hàm lượng như Athanol, Aldehyd, Methanol rất cao, thường gây ra các triệu chứng mệt mỏi, gây choáng… sau khi sử dụng, sau quá trình tìm hiểu chúng tôi sử dụng phương pháp khử và giảm các hàm lượng trên xuống mức an toàn cho người sử dụng. Với phương pháp sử dụng sóng siêu âm và từ trường đa phân cực của công nghệ GIPWIN giúp rượu được an toàn hơn.

- Sau khi được khử độc bằng công nghệ cao Rượu được Hạ Thổ trong Chum sành cùng Long Nhãn và Mật ong rừng nguyên chất

+ Chum sành: Được làm từ gốm từ vùng đất Bát Tràng, với nguyên liệu 100% là đất sét ở vùng thổ nhượng Sông Hồng không phủ men vì thể sẽ cho thúc đẩy quá trình bốc hơi của các chất Aldehyl, Methanol trong rượu nhanh hơn

+ Long nhãn: Được lựa chọn những quả nhãn lồng Hưng Yên sau đó sấy khô cho vị ngọt đặc trưng và mùi thơm có lợi cho sức khỏe

+ Mật ong rừng: Hoàn toàn được chắt lọc từ những giọt mật ong tự nhiên cho hương thơm tự nhiên.

- Sau khi ngâm ủ và Hạ Thổ rượu được bảo quan trong hầm với nhiệt độ phù hợp với thời gian ít nhất là 12 tháng. Rượu được chưng cất và đóng chai.

Bước 4: Quy trình chưng cất và đóng chai

- Chưng cất: Sau thời gian ngâm ủ. Rượu được kiểm tra chất lượng. Mùi thơm của lúa nếp, long nhãn hòa quyện cùng mật ong và cho màu vàng hổ phách tự nhiên, rượu được chưng cất và được lọc qua lõi lọc hạn chế cặn bẩn theo quy trình đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Đóng chai: Theo quy trình và đảm bảo Vệ sinh ATTP theo quy đinh TT số 15/2012/TT-BYT

Uy tín

Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận

Chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Giấy chứng nhận

Chứng nhận bộ nhận diện

Giấy chứng nhận

Chứng nhận hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận

Giấy phép sản xuất rượu thủ công

Giấy chứng nhận

Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Giấy chứng nhận

Phiếu kết quả kiểm nghiệm

Tạ Thu Hoa

Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện, càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui.

Phạm Văn Vĩ

Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện, càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui.

Phạm Ngọc Cảnh

Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện, càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui.

95% hài lòng

Cảm nhận khách hàng